Kinh nghiệm du lịch bụi SaPa rất chi tiết

Nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, Sa Pa mang màu sắc khí hậu cận nhiệt và ôn đới nên quanh năm mát mẻ, một ngày sống ở Sa Pa bạn sẽ như trải qua hết 4 mùa trong năm với mùa xuân trong lành khi sáng sớm, mùa hạ có chút nắng oi nồng buổi ban trưa, đến chiều là khí thu se lạnh xào xạc gió và cũng đến đêm đông rét mướt. Sa Pa mùa nào cũng đẹp, chinh phục đỉnh Phan-xi-băng mây mù bao phủ hay về Sa Pa những ngày đông ngắm tuyết rơi chẳng khác nào lạc giữa trời châu Âu sẽ là những trải nghiệm đầy ý nghĩa. Nếu chưa một lần đến với Sa Pa và lần này muốn phượt lên nóc nhà Đông Dương, mời bạn cùng tìm hiểu Kinh nghiệm du lịch Sa Pa nhé!

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp

ĐI SA PA VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Đi du lịch SaPa mùa nào đẹp nhất? Trên nền khí hậu ôn đới và cận nhiệt, nhiệt độ trung bình của Sa Pa chỉ khoảng 15 độ C (thật giống với Đà Lạt xinh đẹp đúng không nào?), tùy vào các mùa trong năm mà nền nhiệt có sự dao động lớn, mùa đông còn có thể dưới 0 độ C và có cả tuyết rơi, nhưng hãy yên tâm Sa Pa những ngày nắng cũng không hề mang cái nắng kiểu gay gắt như ở miền duyên hải. Bạn về Sa Pa mùa nào thì đẹp nhất? ThichKhamPha.net chia sẻ một vài kinh nghiệm du lịch bụi Sa Pa như sau:

+ Ai trót yêu những mùa hoa Sa Pa rực rỡ với những rừng hoa đào, hoa mận nên thơ thì hãy đến Sa Pa vào ngày xuân với cả bản làng, rừng núi ngập tràn trong sắc thắm của muôn hoa đua nở.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-1
Sa Pa mùa hoa đào rực rỡ

+ Bạn nào say mê với những mảnh ruộng bậc thang vào mùa gặt với cả góc rừng vàng ươm thơm mùi rơm mới thì không còn thời điểm nào thích hợp hơn đi phượt Sa Pa những ngày thu lãng mạn. Nhanh chân đến Sa Pa giữa tháng 9 đến hét tháng 10 để còn kịp lưu lại khoảnh khắc vàng ươm cả một thung lũng bạn nhé!

+ Từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch Sa Pa bước vào mùa mưa với ngàn hoa khoe sắc (cảnh đồng hoa dại chứ không có rừng hoa đào, hoa mận đâu nhé!), thời điểm này Sa Pa ẩm ướt nhưng có cái lạ, cái độc đáo rất riêng, ai yêu thích chút ẩm ướt trong không khí hay ngắm Sa Pa những ngày tĩnh mịch thì cùng đi vào thời điểm này nhé!

+ Ngắm tuyết rơi, cảm nhận cái rét thấm vào tận tim gan cùng người ấy trong những ngày tuyết rơi ở Sa Pa trở thành niềm ao ước của rất nhiều bạn trẻ, đến Sa Pa vào thời điểm từ tháng 12 dương lịch cho đến Tết Nguyên Đán nếu may mắn bạn sẽ được trải qua hết những điều lãng mạn trong tuyết trắng như trong một bộ phim tình cảm lãng mạn của xứ sở Kim Chi.

DI CHUYỂN ĐẾN SA PA

Du khách khắp nơi từ miền Nam đến đồng bằng Bắc Bộ nếu muốn đến Sa Pa chắc chắn phải tề tựu về Hà Nội. Sa Pa cách trung tâm Lào Cai khoảng 40km, cách Hà Nội chừng 370km về hướng Tâ Bắc, với khoảng cách này, Kinh nghiệm du lịch Sa Pa đảm bảo dân phượt sẽ vô cùng thích thú khi lần đầu tiên đem bạch mã hoàng tử của mình chở theo người thương yêu lên trên đỉnh cao mới, cùng vượt qua những con đèo, dốc núi cheo leo của miền cao Tây Bắc. Với những Kinh nghiệm du lịch bụi Sa Pa, Thichkhampha.net gợi ý cách đi lại, di chuyển cho những tín đồ yêu Sa Pa từ khắp nơi.

Từ Hà Nội – Sa Pa:

– Đi bằng ô tô khách: Giá vé xe giường nằm từ bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm của Hà Nội lên đến Sa Pa khoảng  230.000 – 280.000VND/vé/chiều, có xe liên tục trong ngày và thường chuyến sớm nhất là 17h. Bạn nên chọn các hãng xe chất lượng như Hải Vân, Hưng Thành, Hà Sơn. Đi ô tô khách lên Sa Pa có lợi thế lớn nhất chính là xe chạy thẳng vào trung tâm Sa Pa mà không dừng lại ở trạm nào, có thể chạy xuyên đêm y hệt tàu hỏa. Tuy nhiên, đi Sa Pa những ngày mưa thì hơi mạo hiểm vì độ dốc của những con đèo trơn trượt sẽ làm bạn hơi lo sợ. Nếu đi nhóm đông người thì bạn nên thuê xe du lịch từ Hà Nội để tiện hơn cho việc tham quan ở Sa Pa. Tuy nhiên sẽ tốn kém hơn rất nhiều, ví dụ đi Sa Pa 3 ngày có thuê thêm tài xế sẽ mất khoảng 6,3 triệu đồng (bao gồm phí lái xe, xăng, phí cầu đường).

­– Đi bằng tàu hỏa: Tàu hỏa từ Hà Nội lên Sa Pa xuất phát 9 hoặc 10h đêm và đến nơi vào sáng sớm kịp cho 1 ngày mới bạn thăm thú khám phá nơi này. Giá vé có sự khác biệt giữa giường nằm, ghế mềm, toa thường, giá vé trên 250.000 VNĐ/người/chuyến. Chú ý: Đi tàu hỏa an toàn hơn xe ô tô nhuwngves về từ Lào Cai – Hà Nội rất khó mua, do đó nên chuẩn bị sẵn vé 2 chiều bạn nhé!

Từ TP.HCM – Sa Pa:

Nếu từ TP.HCM bạn có thể di chuyển ra Hà Nội bằng ô tô khách, tàu hỏa hoặc máy bay rồi sẽ tiếp tục di chuyển lên Sa Pa theo hành trình nêu trên.

– Đi bằng ô tô khách: Mất khoảng 60h để đến Hà Nội bằng xe ô tô khách, giá vé khoảng 550.000 VNĐ/người/chuyến. Bạn nên chọn các hãng như Mai Linh, Hoàng Long, Tân Đạt.

­- Đi bằng tàu hỏa: Thời gian nhanh hơn xe ô tô vì không dừng lại ăn uống và nghỉ ngơi ở các trạm, hiện giá vé tàu TP.HCM – Hà Nội là 782.000VND/vé/người trở lên.

– Đi máy bay: Đây là phương tiện nhanh nhất, tiết kiệm thời gian di chuyển nhất để đến với Hà Nội, tuy nhiên bạn mất nhiều chi phí nhất khoảng từ 1,2 triệu đồng/vé/người trở lên  và mất tổng cộng 5h đồng hồ để tới nơi (làm thủ tục và bay 1h45 phút).

Sau khi đặt chân đến Sa Pa sẽ di chuyển như thế nào? Sa Pa chỉ là một thị trấn nhỏ nhưng khoảng cách giữa các điểm du lịch là không nhỏ chút nào, chừng 2km – 20km nếu muốn qua lại giữa 2 địa điểm đẹp, do đó, đi xe máy ở Sa Pa là thích hợp nhất, tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm đi xe máy ở vùng cao thì bạn nên thuê xe ôm hoặc cùng rủ những nhóm khác thuê xe du lịch 16 chỗ đi khám phá hết tận hang cùng ngõ hẹp của vùng đất quanh năm xinh đẹp này.

Đi phượt lên Sa Pa:

Kinh nghiệm du lịch Sa Pa biết chắc chắn dân phượt đang quan tâm đến việc di chuyển như thế nào, hành trình ra sao, cần lưu ý điều gì khi phượt lên Sa Pa. Cùng theo dõi nhé! Nếu chọn cách “phiêu” cùng phượt trên những cung đường Tây Bắc cheo leo trước khi đến với Sa Pa cao chót vót, bạn có thể di chuyển về Hà Nội và chọn một trong các lộ trình sau đây:

  1. Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai –Sapa (Tổng đường khoảng 360km)
  2. Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu – Phong Châu – Đoan Hùng – dọc đường 70 – Lào Cai –Sapa (Tổng đường 370km)
  3. Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc QL32 –Sapa (Tổng đường hơn 420km)

Đó là 2 cách đi phượt lên Sa Pa theo hướng Lào Cai (cách 1 và cách 2) và phượt theo hướng Lai Châu (cách 3), theo Kinh nghiệm du lịch bụi Sa Pa, để cảm nhận đúng chất của dân phượt và trải qua những cảm giác vượt đèo cao núi sâu lần đầu tiên trong đời bạn nên chọn lộ trình Hà Nội – Lai Châu để vượt qua 2 trong số “Tứ đại đèo” khét tiếng hùng vĩ của mảnh đất Tây Bắc là đèo Ô Quy Hồ (dài 50km) và đèo Khau Phạ (dài 30km). Với một chuyến đi phượt từ Hà Nội – Sa Pa bạn cũng dễ dàng ghé thăm Hà Giang, Mù Cang Chải hay Mộc Châu một cách tùy thích để trải nghiệm hết những ngày tuyệt vời ở núi rừng Tây Bắc. Lưu ý: Phượt Sa Pa chỉ nên dành cho những tay phượt dày dạn chinh chiến.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-2
Dân phượt bao lần choáng ngợp trước khung cảnh hùng vĩ của đèo Ô Quy Hồ

Đi phượt là để đón nhận những khung cảnh mới, để vượt qua sức chịu đựng của bản thân và rèn luyện thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho những chuyến phượt sau này và tất nhiên đi là để quay về. Chính vì phượt Sa Pa là một trong những chặng đường đi phượt vất vả và khá nguy hiểm nhất ở Việt Nam cho nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ một số điều cần thiết nhất sau đây:

+ Tân trang, bảo trì cho chiếc xe máy yêu quý của bạn trước khi lên đường, nhớ mang theo một số phụ tùng sửa xe phòng khi xe bị hỏng giữa đèo nhé!

+ Chuẩn bị đầy đủ găng tay, nón bảo hiểm đúng chất lượng, khẩu trang cho chuyến phơi mặt ngoài đường, khăn choàng cổ, áo ấm, kính râm để bảo vệ nhan sắc và sức khỏe suốt chuyến đi.

+ Chỉ cần mang theo CMND để thuê phòng nghỉ và giấy tờ xe liên quan còn những thứ khác không cần mang theo đề phòng trường hợp bị rơi mất giấy tờ.

+ Cẩn thận xem dự báo thời tiết ở Sa Pa trước khi quyết định đi vì mùa mưa lên đây vô cùng khó khăn và trơn trượt đặc biệt là đoạn qua đèo Ô Quy Hồ dù đã được sửa chữa vào năm 2011 nhưng với những tay phượt còn “non” thì vượt qua con đèo này thực sự không là chuyện đơn giản. Nhớ mua thêm bản đồ du lịch đề phòng mạng 3G bị yếu hay điện thoại hết pin.

+ Tiền và quần áo hãy mang theo vừa phải nếu bạn không muốn chiếc ba lô chính là trở ngại trong suốt chuyến đi. Nên mang theo một ít đồ ăn nhẹ như nước suối, bánh mì, súc xích, sữa để ăn dọc đường.

+ Và quan trọng nhất là hãy sẵn sàng một tinh thần sảng khoái, sức khỏe và sự tỉnh táo để có một chuyến du lịch bụi Sa Pa thật kỳ thú.

ĐẾN SA PA Ở ĐÂU?

Sa Pa dù là phố núi nhưng đã quá quen với hàng ngàn lượt khách du lịch viếng thăm mỗi năm, ở đây có cả nhà nghỉ, khách sạn thậm chí có cả resort 5 sao như những địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đồng bằng. Kinh nghiệm du lịch Sa Pa xin mách với bạn 2 gợi ý tuyệt vời cho những ngày đi du lịch Sa Pa.

– Đến Sa Pa nghỉ dưỡng tốt nhất nên sử dụng dịch vụ resort hoặc khách sạn 5 sao, nhà nghỉ đẹp để tận hưởng hết thảy những điều tuyệt vời trên mảnh đất đậm bản sắc dân tộc thiểu số.

– Nếu đi phượt thì không cần dùng nhà nghỉ hay khách sạn tốt quá, đẹp quá vì bạn dành hết thời gian để phượt ngoài đường rồi. Thuê những khách sạn có mức 200 – 300 ngàn đồng/ngày cho 2 – 3 người là quá hợp lý cho dân phượt.

Đến Sa Pa vào những ngày cao điểm sẽ khó khăn khi tìm được căn phòng ưng ý với mức giá phải chăng, chủ khách sạn cũng sẽ không giữ phòng giúp bạn nếu bạn đặt qua điện thoại, do đó, bạn có thể sử dụng website đặt phòng Agoda.com để tìm được phòng tốt mà không lo bị “chặt chém”.

SA PA HÚT HỒN DU KHÁCH VÌ DƯỜNG NHƯ NƠI ĐÂU CŨNG ĐẸP

Đến với Sa Pa bạn đã sẵn sàng choáng ngợp trước những khung cảnh quá đỗi tuyệt vời? Một thế giới hoàn toàn khác lạ so với tất cả những nơi bạn từng đặt chân đến? Hãy cùng Kinh nghiệm du lịch Sa Pa đi phượt hết những địa điểm đẹp nhất, trải nghiệm nhịp sống thanh bình của cộng đồng cư dân miền núi.

– Bản Cát Cát

Đến Sa Pa mà bỏ qua địa điểm nứt danh này thì coi như thua, bản Cát Cát hay còn gọi là thôn Cát Cát chỉ cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 2km. Đây chính là địa danh du lịch văn hóa – sinh thái điển hình nhất của Sa Pa, đến với những ngôi nhà lưng dựa vào núi quây quần bên nhau từ thế kỷ 19 của đồng bào dân tộc thiểu số bạn sẽ được tận mắt chứng kiến nhịp sống sinh hoạt giản dị, chân chất với những cách trộng trọ, chăn nuôi, dệt vải hoàn toàn theo cách thủ công.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-3
Nhà Trình Tường – bản Cát Cát

– Cầu Mây

Đến Sa Pa hãy một lần đặt chân lên Cầu Mây dệt từ mây rừng và những dây leo để cảm nhận được độ chênh vênh theo những nhịp cầu và cái thót tim mỗi khi cầu rung quá mạnh, địa điểm này cách thị trấn Sa Pa 17km về phía Đông Nam.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-4
Dạo bước chân theo nhịp Cầu Mây

– Cổng Trời

Ở Sa Pa có Cổng Trời tuyệt đẹp mà mỗi lần ghé đến du khách khó lòng bỏ qua, Cổng Trời nhìn xuống đỉnh Ô Quy Hồ huyền ảo hay nhìn lên Phan-xi-băng kỳ vĩ đều vẽ nên bức tranh tuyệt mĩ của nơi này, toàn cảnh Sa Pa – Cổng Trời rõ mồn một những áng mây trôi quyến luyễn bao người viễn xứ.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-5
Từ Cổng Trời nhìn xuống Ô Quy Hồ

– Thác Bạc

Từ trên đỉnh núi cao, nước đổ ầm ầm, tung bọt trắng xóa nhìn từ đỉnh Hàm Rồng vào những ngày trời quang mây tạnh tạo nên Thác Bạc lung linh dưới chân đèo Ô Quy Hồ cao đến 1.800m so với mực nước biển là một danh thắng tuyệt vời cho những ai đến với Sa Pa.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-6
Thác Bạc hùng vĩ những ngày quang mây

– Thung Lũng Mường Hoa

Sa Pa có thung lũng Mường Hoa lớn nhất, đẹp nhất, về Sa Pa mùa lúc chín rộ đừng quên ghé chân đến Mường Hoa rồi ngây ngất trước cái đẹp lãng mạn của một mùa thu vàng nơi núi rừng Tây Bắc.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-7
Mùa lúa tháng 8 thắm đượm một góc trời Sa Pa.

– Nhà thờ đá Sa Pa

Về thánh đường Sa Pa – nhà thờ đá – ngắm nhìn một chút tín ngưỡng phương Tây trên mảnh đất đậm chất dân tộc Việt là một trải nghiệm cực kỳ thi vị. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1935, đến năm 1945 bị Thực dân Pháp ném bom phá hủy đi rất nhiều, nhà thờ đá Sa Pa hiện còn lại tháp chuông vững vàng, là nơi quần tụ của đồng bào giáo dân và cư dân về buôn bán, nghỉ ngơi, xem cảnh đẹp.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-8
Nhà thờ đá Sa Pa

– Bãi đá cổ

Bãi đá cổ với hàng trăm viên đá lớn khắc những hình thù kỵ lạ giống một thứ ngôn ngữ mà cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào minh chứng được. Điều đặc biệt này cũng thu hút nhiều du khách đến với Bãi đá cổ hàng năm.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-9
Bãi đá cổ ở Sa Pa

– Bản Tả Phìn

Tả Phìn cách trung tâm Sa Pa theo hướng Đông, vó nhiều cảnh quan tươi đẹp, hang động Tả Phìnkỳ lạ và làng dệt thổ cẩm nổi tiếng sẽ là nơi giúp du khách làm quen với nhịp sống, văn hóa đặc sắc của đồng bào người Dao ở Sa Pa.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-10
Phụ nữ Dao và nghề dệt thổ cẩm

– Ngắm Sa Pa mùa tuyết rơi

Có những thời điểm Sa Pa đẹp hệt trời Tây với 4 bề tuyết phủ, hình ảnh những ngôi làng ngập trong lớp tuyết trắng xóa, những đôi bạn trẻ tay nắm tay với áo mũ thùng thình cùng nhau ngắm tuyết tạo nên một khung cảnh kỳ diệu, có một không ai ở Việt Nam mà bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng khi đến với những ngày Sa Pa tuyết rơi.

kinh-nghiem-du-lich-bui-sapa-tkp-11
Sa Pa đẹp ngỡ trời Tây trên đất Việt

ẨM THỰC SA PA

Cái khí lạnh vào buổi ban đêm, cái rét tê cóng người những ngày có mưa tuyết, cái khí ôn hòa quanh năm mát mẻ đã đem đến cảm hứng cho những món ngon đặc sắc của Sa Pa. Hãy cùng Kinh nghiệm du lịch Sa Pa đi lanh quanh và tìm kiếm những món ăn đặc sản của Sa Pa bạn nhé! Đến Sa Pa không gì tuyệt vời hơn cùng quây quần bên nhau một đêm se lạnh hít hà mùi thơm của món nướng tuyệt vời, đồ nướng Sa Pa không lẫn hương vị với đồ nướng Sài Gòn, đồ nướng Hà Nội, Nha Trang hay bất kỳ một địa danh nào khác, nó thấm nhuần phong vị đặc sắc riêng chỉ trên mảnh đất vùng cao Tây Bắc mới mang một kiểu hương vị đặc biệt đến như thế. Về Sa Pa hãy ăn cá hồi nướng, thịt lợn hun khói, thịt lợn cắp nách quay, nấm hương tươi xào thịt,… để tận hưởng hết tinh hoa ẩm thực của đất trời Sa Pa.

Về Sa Pa thỏa lòng hương vị nướng Tây Bắc

VỀ SA PA HÒA NHỊP LỄ HỘI VÙNG CAO TÂY BẮC

Trên mảnh đất Sa Pa nho nhỏ có 6 dân tộc anh em chung sống thuận hòa tạo nên một bản sắc riêng biệt với những lễ hội vui tươi, khỏe khoắn, tràn đầy nhựa sống. Nếu lỡ một lần yêu Sa Pa, hãy yêu thêm những lễ hội đậm đà của người Mông, người Dao, người Tày, người Giáy.

GỢI Ý HÀNH TRÌNH DU LỊCH SA PA

Tham quan Sa Pa có thể kéo dài nhiều ngày nhiều tháng nhưng nếu gấp gáp thời gian, eo hẹp kinh phí thì sau đây Kinh nghiệm du lịch Sa Pa sẽ gợi ý bạn vài lịch trình hợp lý đủ để thấm hết nét đẹp của Sa Pa.

– Lịch trình 3 ngày 4 đêm:

+ Ngày 1: Lào Cai – Sa Pa: Đến Sa Pa sớm nhận phòng và cất đồ rồi đi dạo thị trấn Sa Pa, ghé ăn trưa rồi khám phá văn hóa Bản Cát Cát. Đến tối là thời điểm thích hợp để thưởng thức phố nướng vùng cao.

+ Ngày 2: Sa Pa – Ô Quy Hồ – Sa Pa: Dân phượt khỏi phải nói, còn nếu không phượt có thể thuê xe ôm để thăm Thác Bạc, đi xe máy lên đỉnh Ô Quy Hồ mà xuýt xoa nét kỳ vĩ của đất mẹ thiên nhiên. Tranh thủ ăn trưa trên đường đi để chiều ghé đến Thung lũng Mường Hoa gặp dịp sẽ được chiêm ngưỡng vẻ nên thơ của mùa lúa chín vàng rộ. Tranh thủ thêm chút thời gian đi qua Cầu Mây, ghé Bãi đá cổ. Tối về lại Sa Pa dạo thị trấn lúc lên đèn.

+ Ngày 3: Sa Pa – Lào Cai – Hà Nội: Đi Thăm bản Tả Phìn xem nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Bắc, mua ít thổ cẩm của người Dao đem về làm quà. Chiều về Sa Pa, tắm thuốc người Dao và chuẩn bị cho chuyến đi về Hà Nội ngay trong đêm.

– Lịch trình 2 ngày 3 đêm:

+ Ngày 1: Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa: Sáng đến Sa Pa sớm còn kịp thăm thú cảnh đẹp, cất đồ tại nhà nghỉ rồi leo núi Hàm Rồng ngắm toàn cảnh Sa Pa cũng như nhìn lên đỉnh Phan-xi-băng cao chót vót. Ăn trưa ở thị trấn, chiều đi xe máy đến thung lũng Mường Hoa, Cầu Mây, bãi đá cổ. Tối dạo chợ đêm Sa Pa ăn đồ nướng.

+ Ngày 2: Sapa – Ô Quý Hồ – Sapa – Lào Cai – Hà Nội: Một ngày khá bận rộn cho chuyến đi Sa Pa thêm đầy đủ. Sáng đi sớm từ Sa Pa đến Thác Bạc, Thác Tình Yêu, chạy lên đỉnh Ô Quy Hồ – một trong tứ đại đèo đẹp nhất miền Tây Bắc. Chiều thăm bản Cát Cát, tắm thuốc người Dao và trở về thị trấn chuẩn bị lên đường về Hà Nội.

MỘT SỐ LƯU Ý ĐẶC BIỆT KHI DU LỊCH SA PA

Và cuối cùng, Kinh nghiệm du lịch bụi Sa Pa xin nhắc bạn vài điều cần đặc biệt lưu ý để những chuyến đi phượt Sa Pa thật tuyệt vời, một lần đi rồi lại còn muốn đi nữa để cảm nhận hết nét đẹp của Sa Pa trong suốt 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

Kiêng kỵ: Sa Pa là nơi quần tụ của những đồng bào dân tộc thiểu số nên có nét văn hóa khác lạ so với người Kinh, đến với Sa Pa bạn cần chú ý một số điều kiêng kị của đồng bào nơi đây. Đó là những dấu hiệu cành cây lá xanh hay tấm phên đan hình mắt cáo đặt trước cửa nhà hoặc đầu làng chứng tỏ đó là thời điểm họ không thích người lạ bước vào nhà mình hay làng mình. Đồng thời, đồng bào nơi đây cũng có những khu vực lonh thiêng để thờ thần linh, là khu vực cộng đồng hết sức tôn trọng, hãy chú ý và hỏi thăm dân bản xứ nếu như bạn không biết vật linh thiêng được tôn thờ đó là gì, có thể là một gốc cây cổ thụ, một hòn đá hay một khu rừng.

Giao tiếp: Hãy lịch sự khi đến Sa Pa cũng như tất cả những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số thì chuyến đi sẽ vô cùng tốt đẹp, với nụ cười tươi cùng cái bắt tay đầy tình cảm là bạn sẽ trở thành một trong những vị khách quý được cộng đồng ở đây đón chào nồng nhiệt. Chú ý không xoa đầu trẻ con dù bạn có yêu mến chúng nhiều như thế nào nhé!

Ăn uống, nghỉ ngơi: Nếu như bạn yêu Sa Pa đến mức cần phải ở nhà của người dân thì hãy tuân theo sự sắp xếp chỗ ăn ở của chủ nhà nhé! Đây là một phép lịch sự tối thiếu đúng không nào? Vị trí khi ngồi vào bàn ăn, các ngi lễ trước khi ăn, quy tắc khách không gắp trước, không rót rượu trước, không úp chén xuống mâm khi ăn xong,… bạn đều nên tìm hiểu thật cẩn thận trước khi đến với Sa Pa. Hoặc tốt hơn nên có một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp đến Sa Pa và tốt hơn nữa là có một người bạn người đồng bào ở đây thì không còn gì tuyệt vời bằng.

Tìm hiểu thông tin về Kinh nghiệm du lịch bụi, phượt Sa Pa: Khi cần tìm thông tin về du lịch Sa Pa, gõ những cụm từ này trên Google: Kinh nghiệm phượt sapa, các địa điểm du lịch sapa, kinh nghiệm du lịch sapa, chơi gì ở sapa, ăn gì ở sapa, ẩm thực sapa, đi phượt sapa, kinh nghiem phuot sapa, cac dia diem du lich sapa, an gi o sapa, choi gi o sapa, du lich bui sapa, kham pha sapa, am thuc sapa, món ngon sapa, kinh nghiem du lich sapa, di phuot sapa du lịch bụi sapa, khám phá sapa, mon ngon sapa,…

CHÚC BẠN CÓ MỘT CHUYẾN DU LỊCH SA PA THẬT THÚ VỊ!